Đồ chơi trẻ em mua nhiều quá cũng không tốt?

Cập nhật: 27-05-2019, 4:03 pm

Mua thật nhiều đồ chơi là cách mà nhiều ông bố bà mẹ thể hiện tình yêu thương đối với con. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu giáo dục mới đồ chơi trẻ em sắm mới quá nhiều cũng không đem lại lợi ích cho bé. Một số trường hợp còn gây ảnh hưởng đến con.

Mặt trái của việc mua nhiều đồ chơi cho con

Việc bé được mua nhiều đồ chơi sẽ có lúc bé sẽ cảm thấy chán vì không biết nên chơi đồ chơi nào. Khi mua quá nhiều đồ chơi cũng không tốt.

Trẻ không biết nên chọn đồ chơi nào để chơi

Nếu có quá nhiều đồ chơi, trẻ sẽ chỉ biết cầm lên đặt xuống mà không tập trung chơi được món đồ nào. Việc có quá nhiều đồ chơi sẽ khiến trẻ cả thèm chóng chán. Khi đó nhu cầu đồ chơi của trẻ sẽ không bao giờ dừng lại. Chúng sẽ mặc định đồ chơi là nhu cầu thiết yếu như thức ăn và quần áo. Thường xuyên đòi hỏi bố mẹ phải mua cho mình. Hơn nữa càng có nhiều đồ chơi trẻ lại càng ít trân trọng những gì mình có.

Đầu tư tiền không đúng mục đích

Bỏ nhiều tiền bạc để mua quá nhiều đồ chơi cho bé thực sự không tốt. Bởi, sản phẩm này thường đắt đỏ và đi theo bộ sưu tập nên giá thành thường rất cao.

Theo khảo sát từ phía giáo dục, một gia đình trung bình chi 2,5 đến 5 triệu tiền đồ chơi cho một đứa trẻ 5 tuổi trong vòng 1 năm chưa kể những món đắt tiền như xe, đàn, thiết bị điện tử… Nếu cắt giảm tiền mua đồ chơi cho con và lập một cuốn sổ tiết kiệm cho khoản học phí của con sau này sẽ hữu ích hơn rất nhiều.

Quá nhiều đồ chơi khiến trẻ trở lên ích kỉ

Nếu có ít đồ chơi, trẻ sẽ mang đi chia sẻ với bạn bè để chơi chung. Nhưng khi có nhiều đồ chơi, trẻ sẽ sinh ra tính tự kiêu, tính toán hơn thua và không muốn chia sẻ đồ chơi của mình với các bạn có ít đồ chơi hơn. Bố mẹ nghĩ đồ chơi chỉ đơn giản là món đồ bình thường. Nhưng với trẻ nhỏ, đó là tài sản và đồ chơi sẽ có ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Giống như việc chúng ra sức bảo vệ tài sản của mình.

Khả năng sáng tạo của trẻ bị thuyên giảm

Thực tế cho thấy khi trẻ có ít đồ chơi thì trẻ sẽ phát huy khả năng sáng tạo để khám phá và tận dụng món đồ chơi đó. Khi có nhiều đồ chơi thì chưa chơi xong trẻ đã chán rồi. Trẻ sẽ không thể phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Bố mẹ nên làm gì khi con có quá nhiều đồ chơi?

Bố mẹ mua quá nhiều đồ chơi cho con khiến con không biết chọn đồ chơi nào để chơi. Lúc này bố mẹ nên giúp con, hướng dẫn con sắp xếp đồ chơi sao cho gọn gàng, đúng chủng loại.

Giúp con phân loại đồ chơi

Đồ chơi của bé đang bị lộn xộn, bố mẹ nên hướng dẫn con lọc đồ chơi. Có thể bé sẽ chưa thể nhớ rõ chủng loại đồ chơi, lúc này bố mẹ mới xắn tay vào làm cùng con.

Phân loại đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi, khả năng và sở thích của con. Nếu con đã lớn thì những trò chơi như xúc xắc, bóng… không còn cần thiết nữa. Hoặc những đồ chơi trẻ chưa chơi được như cờ, rubik, đàn… có thể cất đi để dành. Phân loại đồ chơi cho con giúp bố mẹ bước đầu “thanh lọc” và “xử lý” những đồ chơi không còn cần thiết nữa.

Tặng đồ chơi còn mới cho các bé khác

Có nhiều bố mẹ sau khi chi khá nhiều tiền mua đồ chơi cho con sẽ thấy tiếc nếu phải đem cho những món đồ này. Nhưng đây là một việc làm cần thiết. Không chỉ giúp con “dọn bớt” những đồ chơi không dùng đến nữa. Vừa giúp những đứa trẻ khác có đồ chơi. Quan trọng nhất là bố mẹ đã dạy con được bài học về sự giúp đỡ và sẻ chia. Riêng đồ chơi phát nhạc bố mẹ lưu ý không nên mua loại có âm lượng quá lớn. 

Để con tự mua đồ chơi để tăng trưởng

Đến một độ tuổi nào đó, thường từ 5-7 tuổi. Khi trẻ đã biết khái niệm về tiền tiêu vặt và tiền tiết kiệm, bố mẹ nên để con tự tiết kiệm tiền và mua đồ chơi. Khi trẻ tự bỏ tiền mua món đồ chơi mà mình thích trẻ sẽ học được cách quản lý tài chính, học cách đặt ra mục tiêu và thực hiện. Cũng như biết trân trọng món đồ chơi của riêng mình.

Cất bớt hoặc thanh lý đồ chơi không cần thiết hoặc đã cũ

Sau khi đã thanh lọc các loại đồ chơi của bé. Bố mẹ không nên giữ lại những đồ chơi không cần thiết nữa. Có thể cất bớt đi để dành cho đứa em sau này. Hoặc để dành khi con đủ khả năng thì chơi sau.

Chia sẻ:

Xem tin khác