Mẹ cần hiểu con mong muốn đồ chơi như thế nào để có lựa chọn hợp lý?

Cập nhật: 27-06-2019, 4:55 pm

Con mong muốn đồ chơi, nhưng những mong muốn của con chưa chắc bố mẹ có thể đáp ứng bởi thế giới đồ chơi trẻ em giờ đây có quá nhiều tiềm ẩn không an toàn về chất liệu. Đồ chơi làm từ nhựa chứa BPA… tuy đã được cảnh báo từ cục an toàn của nhà nước nhưng nhiều gia đình vẫn sắm đồ chơi cho bé bất chấp mối nguy hại đến sau này.

Thực tế không thể quản lý hết được các loại đồ chơi trên thị trường

Mặc dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc để ngăn cấm việc bày bán một cách tràn lan những đồ chơi trẻ em không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thế nhưng là không thể đủ để triệt để được vấn đề. Được biết, từ ngày 20/8/2008, Chi cục QLTT Hà Nội đã phối hợp với UBND các quận, huyện tiến hành kiểm tra quyết liệt việc kinh doanh, buôn bán đồ chơi nguy hiểm độc hại như: mặt nạ kinh dị, súng bắn đạn, hạt nở… tuy thế, người buôn bán vẫn tìm cách để nhập hàng. Có thể tìm mua những loại đồ chơi đó khá dễ dàng trên các tuyến phố hàng Mã, hàng Đào… trong những cửa hàng tạp hóa.

Đi dọc con phố hàng Mã vào ban đêm, các bà chủ cửa hàng rất nhiệt tình ra mời gọi để giới thiệu các mặt hàng. Các loại đồ chơi với đủ chủng loại và mẫu mã, không chỉ có thể, giá thành cũng rẻ hơn nhiều so với mua ở các cửa hàng lớn: một chiếc mặt nạ bằng nhựa có giá chỉ 4 đến 10 nghìn đồng/chiếc, rô bốt thổi bong bóng giá tuỳ vào kích cỡ to nhỏ, dao động từ 40 đến 80 nghìn đồng/con. Còn các loại xe tăng, máy bay có thể chạy bằng ác quy phát ra những tiếng kêu như cứu thương, tiếng đạn bắn xèo xèo thì có giá tương đối cao hơn một chút từ 100 đến 200 nghìn đồng/chiếc.

Cũng trên một số tuyến đường như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khánh Toàn - Cầu Giấy, các loại gấu bông vẫn được bày bán la liệt trên vỉa hè. Buổi tối là thời điểm mà người mua hàng đông đúc nhất.

Những nguy hiểm tiềm ẩn...

Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học tiến hành kiểm nghiệm đối với một số mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc đang bán trên thị trường. Kết quả cho thấy, lượng muối cadimi (Cd) trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em của Bộ Khoa học – công nghệ Việt Nam. Như vậy, trẻ chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm đèn lồng là có thể bị thôi nhiễm Cd. Tiếp xúc nhiều với đèn lồng nhiễm Cd hàm lượng quá cao sẽ dẫn đến tích lũy nhiều trong thận và phát bệnh sau đó.

Không chỉ vậy, chuyên gia cho biết, các loại mặt nạ từ nhựa dẻo không rõ nguồn gốc thường được sản xuất từ nhựa, cao su, sơn phun màu và nhiều thành phần hóa học khác, trong đó có nhiều thành phần gây nguy hiểm tới cơ thể. Cụ thể là chứa 0,65% DEHP – một thành phần dùng để kéo dẻo nhựa và được các nhà nghiên cứu cho là có khả năng làm con người dị ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy, phát ban, thậm chí có trường hợp dị ứng nặng còn xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể, gây nguy hiểm tới sức khỏe và cả tính mạng.

Như vậy, nếu như các vị phụ huynh vẫn tiếp tục mua cho con những loại đồ chơi mà nguồn gốc khổng thể kiểm chứng, có những thành phần gây hại, thì chính là gián tiếp đưa mầm bệnh cho con mình.

Chia sẻ:

Xem tin khác