Viêm phổi mùa đông

Cập nhật: 14-02-2012, 10:52 am

Sốt, viêm tiểu phế quản, viêm phổi là 3 bệnh rất dễ gặp mùa lạnh.

 

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi gây ra bởi một số virus và vi khuẩn. Phổi bị viêm, chứa đầy chất lỏng, gây ho và khó thở. Căn bệnh này phổ biến nhất vào mùa đông xuân, thường sau một cơn cảm lạnh thông thường.

Ho và sốt cao có thể là viêm phổi: Viêm phổi có thể phát triển đột ngột trong một (hoặc hai) ngày hoặc chậm hơn (trong vài ngày).  Đôi khi rất khó để biết bé đang bị cảm lạnh hay viêm phổi. 

Sốt và ho là triệu chứng chính cảnh báo viêm phổi ở bé. Nếu tình trạng của bé dường như không cải thiện sau một vài ngày, bạn cần đưa bé đi khám ngay. Cũng cần đưa bé đến bác sĩ, nếu:

• Cơn ho ở bé xấu đi và ho ra chất nhầy.

• Bé không khỏe.

• Bé mất cảm giác ngon miệng. 
 
Các triệu chứng của viêm phổi: Có hai loại viêm phổi: viêm phổi do virus và viêm phổi do vi khuẩn.

- Viêm phổi do virus thường bắt đầu giống như bé bị cảm lạnh, các triệu chứng chậm nhưng nặng dần. Bé của bạn có thể có các triệu chứng sau đây: sốt cao; ho xấu đi; thở nhanh; nôn trớ; tiêu chảy; thở khò khè...

Viêm phổi do virus thường ít nghiêm trọng hơn nhưng nếu bé bị viêm khuẩn do virus thì cũng có thể mắc viêm phổi do vi khuẩn trong tương lai.

- Viêm phổi do vi khuẩn đi kèm với một trong các triệu chứng khởi phát đột ngột: sốt cao; thở nhanh; ho; móng tay và đôi môi có màu hơi xám xanh; mất cảm giác ngon miệng; tiêu chảy; mất nước...

 

Chẩn đoán viêm phổi: Bác sĩ sẽ nghe phổi cho bé bằng ống nghe. Bác sĩ cũng kiểm tra nhịp tim và hơi thở của bé và hỏi cha mẹ về bất cứ triệu chứng nào khác ở bé.

 

Bé nhà bạn còn có thể được đề nghị chụp X-quang ngực trong bệnh viện để xem phổi bị ảnh hưởng gì chưa (không dùng cách này, khó để biết phổi của bé bị tổn thương ở mức nào). Bé cũng có thể cần xét nghiệm máu hoặc thử nghiệm chất dịch nhầy để xem bị viêm phổi do virus hay vi khuẩn.

Điều trị: Nếu con của bạn viêm phổi, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tuổi của bé, loại nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu viêm phổi do vi khuẩn, bé có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Nếu thở khó khăn, con của bạn có thể được cung cấp nhiều oxy hơn thông qua một ống hoặc mặt nạ thở.

Để giảm bớt khó chịu cho con, cha mẹ nên:

- Cho bé nghỉ ngơi nhiều.

- Bé có thể bị mất nước nếu đường hô hấp bị nghẽn và ho khiến bé khó khăn khi uống nước. Nên khuyến khích bé uống đủ nước.

- Cho bé dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn.

Nếu viêm phổi nặng, bé cần nhập viện. Điều quan trọng khi điều trị là luôn giữ cho bé đủ chất lỏng và oxy. Bé có thể được cho thuốc kháng sinh thông qua truyền dịch, nếu bé mất nước.

 

Phòng viêm phổi cho bé mùa lạnh:

- Điều quan trọng là bé cần được tiêm chủng đầy đủ. Văcxin phòng viêm màng não, phế cầu khuẩn, Hib, bạch cầu, ho gà đều quan trọng để ngừa bệnh dẫn tới viêm phổi.

- Vệ sinh cá nhân tốt: Cha miệng và mũi khi cha mẹ (hoặc người thân) ở gần bé ho. Rửa tay mẹ và con thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng; đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn. Với bé đã biết bò, nên rửa tay (chân) bé trước khi cho bé ăn hoặc đưa bé lên giường. Vệ sinh tay nắm cửa, tay nắm tủ lạnh, điện thoại và đồ chơi sạch sẽ để tránh vi trùng lan rộng.
 
 - Tạo một môi trường không khói thuốc: Nếu chồng bạn hút thuốc lá, hãy khuyên anh ấy cố gắng bỏ thuốc. Nếu có khách (hoặc thành viên khác trong gia đình) hút thuốc, đảm bảo rằng họ hút thuốc bên ngoài nhà. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bé sống với khói thuốc lá bị bệnh thường xuyên hơn và có nhiều khả năng mắc viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, hen suyễn và các bệnh nhiễm trùng tai.

 

 - Đảm bảo con của bạn được nuôi dưỡng tốt: Chế độ ăn uống thích hợp làm tăng mức độ miễn dịch cho bé. Khi bé làm quen với thức ăn rắn, nên cung cấp một chế độ ăn uống đa dạng, giàu chất dinh dưỡng cho bé mỗi ngày.

 

 - Tránh những nơi đông đúc: Nhiễm trùng lây lan dễ dàng trong những nơi có nhiều bé tiếp xúc gần gũi với nhau trong nhiều giờ đồng hồ. Vì thế, hãy để mắt tới nhà trẻ (nếu bé đã đi nhà trẻ), nơi bạn gửi con hoặc lớp mẫu giáo của bé. Nên nhờ người thân (hoặc người chăm sóc đáng tin cậy) trông bé, nếu bé còn nhỏ.

 

- Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ: Và lắng nghe kinh nghiệm từ những người thân hay những người mẹ khác. Trong những tháng mùa đông, đừng bao giờ ủ ấm bé quá mức (hoặc cho bé ăn những thực phẩm nóng, với suy nghĩ là giữ ấm cho cơ thể). Nóng bức làm hại bé vì bé bắt đầu đổ mồ hôi và bị mất nước. Ngoài ra, những đồ ăn sản xuất nhiều nhiệt cũng khiến bé khó tiêu.

Với bé sinh non, bạn phải chăm sóc cẩn thận ngay từ đầu. Bé sinh non có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị viêm nhiễm, bệnh tật hơn.

(Theo Me&be)

Chia sẻ:

Xem tin khác