5 điều về những nốt phát ban

Cập nhật: 22-02-2012, 3:51 pm


Những nốt ban nổi trên mặt hoặc đâu đó trên người bé không phải hiếm gặp, nhất là khi mùa nóng đang tới.

Có vài điều giúp cha mẹ hiểu về nốt ban trên da của bé như sau:

1. Kiểm tra tình trạng ban

Nếu phát ban xuất hiện trên bé nhà bạn thì bạn có thể kiểm tra mức độ nghiêm trọng của nốt ban bằng cách ấn vào nó. Nếu bạn ấn đầu ngón tay trỏ vào phát ban của con và nhìn thấy nốt ban đó biến màu trắng, nó có thể không nghiêm trọng và bạn cần theo dõi phát ban trong vài ngày tới.  

Cần lo lắng với những bé nổi phát ban da gà, đặc biệt lại kèm theo hôn mê, sốt hoặc ho. Nếu phát ban không chuyển màu nhạt thì bạn nên gọi bác sĩ. Điều này rất có thể là phát ban xuất huyết hoặc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hay siêu vi nghiêm trọng.  

2. Những nốt ban vô hại

Em bé có thể phát ban bởi quá trình chuyển đổi từ cuộc sống trong tử cung mẹ ra bên ngoài. Những nốt da gà màu trắng trên mặt của bé là từ các tuyến dầu bị chặn và cuối cùng, những nốt này sẽ mờ dần và mất đi.  

Những nốt mụn nhỏ màu hồng là một hình thức của mụn trứng cá, gây ra bởi hormone của mẹ trong tử cung. Dù nhìn chúng xấu xí nhưng dạng phát ban này ở bé sẽ mờ dần theo thời gian mà không cần điều trị. 

3. Những rắc rối ở bé tuổi chập chững

Hầu hết phát ban ở bé sẽ biến mất với điều trị nhỏ hoặc không cần điều trị. Nếu trung tâm của một nốt ban lõm vào thì nó có thể là phát ban do virus gây ra. Đừng lo vì cuối cùng, ban này cũng sẽ biến mất.  

Nếu ban có vỉ ở trên thì có thể ban đã bị nhiễm khuẩn và bé cần được dùng thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định. Nếu ban mọc khắp cơ thể của bé mà lại có nhân, có lẽ là do bệnh thủy đậu. 

4. Dị ứng 

Một phản ứng dị ứng với thức ăn có thể làm các nốt ban bùng phát. Phát ban dị ứng sẽ biến mất theo thời gian nhưng nếu bé bị dị ứng lặp lại, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị. Trong trường hợp cực đoan, steroid được quy định để trị ban cho bé.  

Dị ứng lạc (đậu phộng) gây ra một phản ứng mạnh mẽ và nghiêm trọng. Hãy đưa bé đi khám nếu bé bị khó thở. Hầu hết các loại thực phẩm gây dị ứng không nên dùng cho đến khi bé được 3 tuổi. 

5. Phát ban ở mông 

Phát ban quanh vùng kín và trên mông là phổ biến với bé đóng bỉm. Hãy đưa con đi khám nếu bé sụt cân, ban trở thành các nốt sần lớn, bé bị sốt hoặc ban lây sang mặt, cánh tay, da đầu.

Khi bạn giới thiệu đồ ăn mới, hăm tã có thể phát triển do cơ thể bé điều chỉnh để thích nghi với đồ ăn mới. Nên thay bỉm cho bé thường xuyên và để bé vui chơi mà không đóng bỉm sẽ giúp phát ban biến mất nhanh hơn. Kem bôi oxit kẽm giúp làm dịu và chữa lành các phát ban.

 Ngọc Huê

(theo mevabe)

Chia sẻ:

Xem tin khác